Giới thiệu khái quát huyện Hàm Thuận Nam – Tỉnh Bình Thuận – VSD

Giới thiệu khái quát huyện Hàm Thuận Nam

Vị trí địa lý    

Hàm Thuận Nam có tổng diện tích tự nhiên là 105.178,20 ha, bao gồm 1 thị trấn và 12 xã (1 xã đồng bằng, 6 xã miền núi, 2 xã vùng cao và 3 xã ven biển) với tổng dân số 100.306 nhân khẩu (24.110 hộ), mật độ dân số trung bình 95 người/km2. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 10041’36” đến 11010’33” Vĩ độ Bắc và từ 107045’26” đến 108004’19” Kinh độ Đông.
    – Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Tánh Linh.
    – Phía Nam giáp Biển Đông và huyện Hàm Tân.
    – Phía Đông giáp Biển Đông và thành phố Phan Thiết.
    – Phía Tây giáp huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.
    Với vị trí nằm cách không xa thành phố Phan Thiết (trung tâm huyện – thị trấn Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về hướng Tây Nam), có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy qua, có dải bờ biển dài và đẹp… đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hàm Thuận Nam đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, phát triển sản xuất, mở mang du lịch, đồng thời tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào phát triển kinh tế và khai thác triệt để những thế mạnh của địa phương.
    * Đặc điểm địa hình, địa mạo
    Nhìn chung địa hình của huyện không bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi thấp, vùng đồng bằng nhỏ hẹp và thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình có thể chia thành 3 dạng chính:
    – Địa hình đồi núi: Tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có độ cao dao động từ 100 – 1.000 m, bao gồm các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần và một phần của xã Tân Lập.
    – Địa hình cồn cát ven biển và các vùng trung du: Là những dải cát chạy dọc theo Biển Đông và vùng đồi chuyển tiếp giữa vùng núi với vùng đồng bằng, bao gồm các xã Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh và một phần của xã Hàm Mỹ, Tân Thành, Tân Lập.
    – Địa hình đồng bằng: chủ yếu tập trung ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Mỹ, Mương Mán.
    Với sự đa dạng về địa hình đã giúp cho Hàm Thuận Nam có thể đa dạng hóa cây trồng với nhiều loại cây khác nhau có giá trị kinh tế cao; nhưng đồng thời cũng gây nên những khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ và cải tạo đất.
    * Đặc điểm khí hậu, thời tiết
    Là huyện ven biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng chế độ khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của khí hậu bán khô hạn của vùng cực Nam Trung Bộ, nhiều nắng, gió và không có mùa đông. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
    – Chế độ nhiệt: Nhìn chung chế độ nhiệt của huyện tương đối cao đều, trung bình năm vào khoảng 26,70C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 5) đạt 28,20C, thấp nhất (tháng 1) là 24,70C.
    – Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng biến động từ 2500 – 2600 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 với 311 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 với 180 giờ.
    – Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.070 mm, song phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm, trong khi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm dưới 10% tổng tượng mưa của cả năm. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện.
    – Chế độ gió: Hàm Thuận Nam chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính đó là gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
    – Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm vào khoảng 80%, trung bình tháng cao nhất là 85% (tháng 9), trung bình tháng thấp nhất là 75% (tháng 1 và 12). Lượng bốc hơi trung bình cả năm khoảng 1345 mm, tháng cao nhất là tháng 3 với 139 mm, tháng thấp nhất là tháng 9 và tháng 10 với 85 mm.
    * Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước
    Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của 2 con sông chính là sông Phan và sông Mương Mán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn một hệ thống gồm nhiều con sông, suối nhỏ khác.
    – Sông Phan bắt nguồn từ phía Tây của huyện (bắt nguồn từ các dãy núi huyện Tánh Linh), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra cửa biển Hàm Tân. Diện tích lưu vực 420 km2, sông có chiều dài 58 km, đoạn chảy qua huyện dài 40 km, sông bắt nguồn từ vùng có lượng mưa lớn nên có nước quanh năm với lưu lượng dòng chảy bình quân là 11,5 m3/s.
    – Sông Mương Mán bắt nguồn từ dãy núi phía Tây Bắc huyện, chảy theo hướng Tây – Đông và đổ vào sông Cà Ty tại thành phố Phan Thiết. Sông có chiều dài 71 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 65 km, diện tích lưu vực 656 km2, lưu lượng bình quân là 8,1 m3/s. Đây là con sông lớn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các trạm bơm ở Hàm Thuận Nam và nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.
    Hệ thống thuỷ văn của huyện có lượng nước tương đối lớn, song do sông suối ngắn và dốc nên thường gây lũ vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô, khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong những tháng mùa mưa lượng dòng chảy chiếm đến 70% tổng lượng dòng chảy của cả năm, các khe suối nhỏ lưu vực dưới 20 km2 chỉ có nước vào mùa mưa. Từ thực trạng này cho thấy để khai thác được nguồn nước nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện, ngoài việc xây dựng trạm bơm ở các con sông lớn thì cần phải xây dựng hệ thống các hồ đập chứa nước nhằm điều tiết lượng nước giữa các khu vực và giữa các mùa.

Tọa độ địa lý
–    Từ 10041’36” đến 11010’36” vĩ độ Bắc.
–    Từ 107045’26” đến 108004’19” kinh độ Đông.
–    Diện tích tự nhiên: 105.178,41 ha.
–    Chiều dài bờ biển: 23,50 km.
–    Chiều dài quốc lộ 1A đi qua: 37,5 km.
–    Chiều dài đường sắt Bắc  – Nam chạy qua: 17,75 km.

Hành chính
Gồm 1 thị trấn và 12 xã
–    Thị trấn Thuận Nam
–    Các xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý, Hàm Minh, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, Mương Mán, Hàm Cần, Mỹ Thạnh.

Được thành lập vào ngày 01/6/1983, huyện Hàm Thuận Nam có vị trí địa lý nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Tánh Linh, phía Nam giáp Biển Đông và huyện Hàm Tân, phía Đông giáp Biển Đông và thành phố Phan Thiết, phía Tây giáp huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. Đại bộ phận lãnh thổ của huyện là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang, nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khí hậu và thời tiết của huyện là vùng ven biển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiều gió, nhiều nắng, mưa ít, nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi lớn…

Diện tích tự nhiên 105.178,2 ha, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn. Dân số khoảng 101.500 người. Có 11 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 5,52%. Ở huyện có các tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Bà ni,…với gần 40.000 tín đồ.

Ngày đầu mới xây dựng dân số của huyện chỉ có hơn 40.000 người với 9 xã ( 6 xã tách từ huyện Hàm Thuận, 3 xã tách từ huyện Hàm Tân ). Nhà ở và nơi thao tác của những cơ quan huyện đều là nhà mượn tạm, lợp tranh, vách đất. Điều kiện hoạt động và sinh hoạt khó khăn vất vả. Hệ thống giao thông vận tải đều là đường đất lầy lội. So với những huyện khác vừa chia tách và xây dựng cùng thời kỳ thì Hàm Thuận Nam là huyện khó khăn vất vả và nghèo nhất. Cơ sở hạ tầng phần nhiều không có gì, mạng lưới hệ thống giao thông vận tải xuống cấp trầm trọng. Lĩnh vực y tế, giáo dục thiếu trầm trọng về cơ sở vật chất, con người trình độ, … Điểm mạnh duy nhất là đất đai còn bạt ngàn nhưng hoang vu, tài nguyên tài nguyên và một số ít tiềm năng khác còn dồi dào nhưng chưa được khai thác .
Mũi Kê Gà

Tuy nhiên, sau hơn 30 hình thành và phát triển, huyện đã gặt hái nhiều thành quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm là 12,84%; trong đó, ngành nông  – lâm thủy sản tăng trưởng 11,43%, công nghiệp – xây dựng tăng trưởng 12,15%, dịch vụ tăng trưởng 16,9%. Thu nhập bình quân đầu người gần 30 triệu đồng. Đặc biệt, Hàm Thuận Nam là vùng  có diện tích trồng cây thanh long nhiều nhất tỉnh, cây thanh long có giá trị kinh tế cao đã làm thay đổi rõ bộ mặt đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn trên địa bàn huyện, nhất là số nhà ở kiên cố, cao tầng và tài sản cố định lâu bền, có giá trị lớn như: mô tô, xe máy, xe ô tô,… của các hộ dân tăng lên đáng kể.
Khu công nghiệp Hàm Kiệm I và II với diện tích 569 ha đang từng bước hoàn thiện và kêu gọi đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp của huyện. Nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng như: tuyến đường ĐT 720, tuyến đường Hàm Minh – Thuận Quý, hệ thống kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng về hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập,… phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hàm Thuận Nam là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, với lợi thế cách không xa thành phố Phan Thiết (trung tâm huyện – thị trấn Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về hướng Tây Nam), có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy qua, có dải bờ biển dài và đẹp… đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hàm Thuận Nam  phát triển về du lịch. Nhiều cơ sở du lịch được đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và vui chơi của du khách như: Sài Gòn – Suối Nhum, Ánh Dương, Đồi Sứ, Việt – Pháp,… Nhắc đến du lịch của Hàm Thuận Nam không thể không nhắc đến 02 thắng cảnh là hải đăng Kê Gà và chùa núi Tà Cú đây là những thắng cảnh có nét đẹp biểu trưng cho tự nhiên vừa biểu trưng cho lịch sử của huyện. Ngọn hải đăng Kê Gà cao 65m (so với mặt biển) được xây dựng từ thế kỷ XIX, hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung. Hàng năm Hải đăng Kê Gà đón từ 10.000 đến 12.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan chiêm ngưỡng. Trải qua 02 cuộc kháng chiến chống xâm lược ngọn hải đăng Kê Gà vẫn sừng sững cùng năm tháng, đêm lấp lánh chỉ đường cho tàu bè như tấm lòng kiên trung của những người con quê hương Hàm Thuận Nam. Chùa núi Tà Cú khởi đầu là một thảo am do thầy Hữu Đức lập vào năm 1869. Đặc biệt, nét độc đáo nhất của ngôi chùa cổ này là pho tượng Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, nằm nghiêng, gối đầu lên tay, dài 49 mét, cao 11 mét, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển đông, được xây dựng vào những năm 1960, thế kỷ XX, do kiến trúc sư Trương Đình Ý kiến tạo; pho tượng đã được Tổ chức kỳ lục châu Á xác lập kỷ lục tượng Phật nhập Niết bàn trên núi dài nhất châu Á. Ngoài nét đẹp thiên nhiên và tín ngưỡng, đối với nhiều người con quê hương Hàm Thuận Nam, núi Tà Cú còn gắn liền với truyền thống đấu tranh cách mạng.

SHARE
+ Background: IT Engineer
+ Past: Pro. Internet Marketer | Brand Incident Risk Manager | Founder
+ Present: Invester & Trader